Ai cũng có thể gãy, rụng, mất răng do tai nạn, tuổi già hoặc chủ quan không điều trị các bệnh về răng miệng. Vì nhiều lí do, nhất là tâm lý e ngại, chúng ta có xu hướng chấp nhận tình trạng này. Tuy nhiên, thực tế, mất răng lâu ngày có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường, nghiêm trọng. Thay vì chấp nhận, bạn nên tìm cách phục hồi răng mất lâu ngày để tránh những hậu quả nghiêm trọng sau đây.
Một trong những hậu quả gần như chắc chắn sẽ xảy ra khi mất răng lâu ngày chính là tiêu xương, thoái hoá xương hàm dẫn đến lão hoá sớm. Tuy nhiên, đa số chúng ta không để ý thậm chí là không lường trước được vấn đề này.
Không hề nói quá, hãy cùng tưởng tượng lại hình dáng, cấu trúc và tác dụng của xương hàm, bạn sẽ hiểu vì sao hậu quả này dường như là tất yếu nhưng lại bị rất nhiều người xem nhẹ. Vai trò nâng đỡ của toàn bộ cấu trúc xương mặt, xương hàm chỉ có thể trọn vẹn khi số lượng xương và răng hoàn chỉnh. Điều này cũng có nghĩa là: Nếu răng chẳng may bị rụng, răng mất lâu ngày mất thì lực nâng đỡ sẽ bị hưởng ít nhiều.
Cùng với đó, khi mất răng, quá trình thoái hoá xương hàm (tức tiêu xương hàm) cũng sẽ diễn ra ngày một mạnh mẽ theo thời gian. So sánh lượng xương cũng như cấu trúc hàm, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng trong cấu trúc ở người có điều trị phục hồi và người không điều trị phục hồi.
Không những thế, trong thời gian dài, khoảng trống do chiếc răng đã mất tạo ra ảnh hưởng tới hình dạng khuôn mặt. Bạn có thể thấy gò má của mình hóp lại, da bị chảy xệ, thiếu sức sống, các nếp nhăn lão hoá xuất hiện ngày càng nhiều. Tất cả báo hiệu quá trình lão hoá sớm đang phá huỷ thanh xuân vốn dĩ đã rất ngắn ngủi của mỗi chúng ta.
Một hậu quả khác cũng không kém phần nghiêm trọng khi để mất răng lâu ngày chính là những ảnh hưởng tiêu cực đến khớp cắn cũng như những chiếc răng còn lại. Trước hết, vì mất răng mà lực nhai bị giảm xuống, khớp cắn bị ảnh hưởng. Đâu chỉ có vậy, tình trạng này còn gây xô lệch, lung lay các răng khác trong hàm – nhất là các răng liền kề và đối diện với răng bị mất.
Càng để lâu, các răng trong hàm càng nghiêng và xô lệch nhiều hơn, khoảng trống mất răng hẹp lại nhưng răng toàn hàm trở nên thưa hơn, cách xa nhau hơn. Tất cả những điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến các khớp cắn, nhai của toàn khoang miệng.
Đặc biệt, trong tình huống này, răng đối diện với răng bị mất còn có xu hướng trồi lên cao hơn so với các răng khác. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khớp nhai của hàm dưới.
Mất răng lâu ngày còn gây ảnh hưởng xấu đến cả xoang hàm. Nếu toàn bộ răng phía trên còn đầy đủ thì vị trí của xoang hàm (cụ thể là khoảng cách của nó với đầu và mũi) vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, chỉ cần thiếu đi 1 chiếc răng hàm phía trên thì tình trạng tiêu xương sẽ xuất hiện.
Xương biến mất khiến xoang hàm dần mở rộng, xương hàm bị phá hủy từ trong ra ngoài. Trong khi đó, ở phía đối diện, chiếc răng ở hàm dưới mọc trồi lên rất dễ gây ra chấn thương nướu ở hàm trên.
Như vậy, chính mất răng lâu ngày đã khiến xoang không thể hoạt động bình thường. Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm xoang khó chữa cùng nhiều vấn đề khác tương tự. Lúc này, nếu muốn cải thiện tình hình thì cần mổ nâng xoang đồng thời phục hình lại răng đã mất bằng các phương pháp trồng răng giả như trồng răng implant.
Nếu bị mất răng, lực nhai giảm sút nên không thể nghiền nhỏ thức ăn, dẫn đến việc hạn chế hấp thụ chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Mặc khác, khi mất răng, bắt buộc bệnh nhân phải chọn những thức ăn mềm hơn, không hợp khẩu vị, sở thích. Điều này gây ra tình trạng chán ăn, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Răng bị mất cũng có nghĩa là những răng còn lại cũng như toàn bộ khớp nhai phải hoạt động nhiều hơn. Không chỉ biên độ dao động của khớp nhai thay đổi mà biên độ của khớp thái dương hàm cũng bị biến đổi theo. Về lâu dài, người mất răng rất dễ xuất hiện loạn năng khớp thái dương hàm. Chứng bệnh này chính là nguyên nhân gây ra đau đầu, đau cổ, đau vai, đau gáy… diễn ra thường xuyên.
Mất răng lâu ngày còn gây suy giảm sức khoẻ. Đó là sự thật, vì khả năng ăn nhai bị suy giảm nên quá trình tiêu hoá, hấp thụ thức ăn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Khi đó, dạ dày, mật, gan, … đều phải hoạt động tăng cường dẫn đến vô số hậu quả xấu.
Cùng với đó, mất răng còn vô tình khiến lưỡi có xu hướng nâng cao. Điều này ảnh hưởng đến hô hấp thậm chí có thể gây ra viêm đau ở răng; gây ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm thậm chí là tác động tiêu cực đến hệ tim mạch, huyết áp cũng như xương khớp …
Không thể xem nhẹ việc mất răng lâu ngày bởi nó có thể tác động đến tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể.
Tất nhiên, sẽ là thiếu sót nếu bài tổng hợp những hậu quả của việc mất răng lâu ngày hôm nay không nhắc đến ảnh hưởng đối với việc phát âm và giao tiếp. Trong đó, nếu mất răng cửa thì việc phát âm bị ảnh hưởng rất lớn. Bạn hoàn toàn có thể bị nói ngọng, không thể nói rõ chữ, nhất là với các âm gió do lưỡi không thể tác động chính xác vào phần răng bị mất.
1 khi đã nói ngọng, phát âm sai, phát âm không chính xác thì chắc chắn việc giao tiếp sẽ bị ảnh hưởng. Điều này khiến nhiều người mất răng cảm thấy vô cùng tự ti, ngại giao tiếp về lâu dài gây ra trầm uất, chán nản.
Hàm răng dù trắng đều đến đâu cũng không thể đẹp mắt nếu bị mất đi dù chỉ 1 chiếc răng. Nụ cười của bạn sẽ không còn thu hút. Đi cùng với đó là tình trạng hóp má, mất cân đối, về lâu dài, ngay cả hàm răng đẹp nhất cũng có thể xuống cấp, thưa và rệu rã hơn,…
Mất răng lâu ngày ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sắc đẹp của người lớn cũng như trẻ nhỏ. Đặc biệt, những hậu quả đó còn nghiêm trọng hơn đối với người già – nhất là những người đang bị tiểu đường, huyết áp cao hay loãng xương,…
Thông thường, cách phục hồi răng mất lâu ngày thường sẽ khó hơn, kém hiệu quả hơn. Chính vì thế, để hạn chế tối đa tất cả những hậu quả trên, ngay sau khi bị mất răng, bạn nên tìm hiểu và lên phương án phục hồi càng sớm càng tốt. Chỉ cần như vậy là đủ để đảm bảo sức khoẻ cũng như sự tự tin cho chính bạn.