RĂNG MÓM LÀ GÌ? PHÂN BIỆT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Răng móm có phải là vấn đề đang khiến bạn suy nghĩ và lo lắng? Tưởng như rất quen thuộc nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết tình trạng này cụ thể là gì, nguyên nhân do đâu sinh ra. Ngoài ra, điểm bất ngờ hơn là móm không chỉ có 1 loại mà là 3 loại. Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế tìm hiểu về răng móm cũng như cập nhật những cách khắc phục răng móm đang được các nha sĩ áp dụng.

Định nghĩa “Móm là gì?”

Trước hết, hãy cùng xem giới chuyên môn định nghĩa thế nào là móm. Đó là tình trạng cằm dưới của 1 người chìa ra quá nhiều so với hàm trên. Khi đó, nhân trung, môi trên và môi dưới không hợp thành 1 đường thẳng mà tạo thành 1 đường gấp khúc theo hướng chìa ra phía trước từ vị trí tiếp giáp giữa mũi và môi. Chính vì kết cấu ngược như trên nên móm còn được gọi là khớp cắn ngược.

Phân loại 3 loại móm phổ biến

Xét theo mức độ chìa ra của răng dưới so với răng trên, người ta phân biệt thành móm nặng và móm nhẹ. Tuy nhiên, để phục vụ cho quá trình chẩn đoán và điều trị, các bác sĩ còn phân loại dựa trên nguyên nhân gây móm. Khi đó, chúng ta có những loại móm sau:

Răng móm

Nếu móm do nhóm răng cửa hàm dưới mọc chéo ra phía trước thay vì mọc thẳng đứng, song song với nướu thì gọi là răng móm. Răng móm khiến môi dưới bị đẩy ra nhiều gây mất cân xứng cho toàn bộ hàm răng và khuôn mặt. Nhìn chung, răng móm dễ điều trị, không yêu cầu can thiệp sâu nhưng cần xử lý sớm (tốt nhất là điều trị ngay từ khi trẻ còn nhỏ) để tránh phát sinh biến chứng.

Hàm móm

Nếu như răng món do răng mọc chéo thì hàm móm lại do cấu trúc xương hàm dưới bị chìa ra phía trước. Trong trường hợp này, các nhóm răng cửa vẫn mọc thẳng nên khó phát hiện và can thiệp. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm thì bác sĩ vẫn có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp nhằm hạn chế mức độ móm cũng như tính phức tạp của tình trạng.

Móm do cả răng lẫn hàm

Ngoài ra, bạn cũng sẽ bắt gặp các trường hợp móm do cả răng lẫn hàm. Khi đó, cả răng cửa cũng như cấu trúc xương hàm dưới đều có xu hướng chìa ra phía trước. Trong 3 trường hợp được nhắc đến trong nội dung này, móm do cả răng lẫn hàm là phức tạp và khó điều trị nhất.

Phân biệt răng móm và hàm móm

Móm rất dễ phát hiện nhưng phân biệt răng móm và hàm móm lại không hề đơn giản. Nếu những lời giải thích phía trên chưa thể giúp bạn phân biệt được 2 tình trạng này thì hãy thử thực hiện 2 bước kiểm tra sau đây:

Bước 1: Đứng trước gương, chú ý quan sát nhóm răng cửa phía dưới và xác định xem liệu chúng có bị vẩu ra ngoài hay không. Nếu có thì nghĩa là rất có thể bạn bị móm răng; ngược lại là móm hàm.

Bước 2: Tiếp tục mở nhẹ miệng và quan sát, có thể đo hoặc áng chừng khoảng cách chiều ngang giữa răng cửa của hàm dưới với răng cửa của hàm trên. Khi đó, nếu khoảng cách này lớn hơn 5mm thì rất có thể bạn bị hàm móm.

Lưu ý: Dù dễ áp dụng nhưng cách phân biệt trên đây chỉ mang tính tương đối. Để xác định chính xác nguyên nhân cũng như tìm ra cách điều trị phù hợp nhất, bạn nên đến thăm khám, chụp X – Quang tổng quát xương và răng tại các địa chỉ nha khoa. Tại đây, các bác sĩ có kiến thức và chuyên môn sẽ tư vấn chi tiết, đem đến cho bạn cách khắc phục răng móm an toàn, hiệu quả nhất.

Cách khắc phục móm an toàn, hiệu quả

Sự phát triển của cơ sinh học ngày nay đã mở ra nhiều phương pháp khắc phục răng móm hiệu quả.

Trong đó, niềng răng điều trị răng móm được nhiều người lựa chọn.

Niềng răng – phương pháp khắc phục răng móm hiệu quả

Trong phương pháp này, bác sĩ nha khoa sẽ chỉnh hàm móm, đưa răng về vị trí mong muốn thông qua hệ thống mắc cài và dây cung hoặc nghiên cứu, chế tác khay niềng riêng phù hợp với từng bệnh nhân. Tác dụng của khí cụ là từ từ đẩy răng hàm trên di chuyển ra phía ngoài và đẩy răng hàm dưới vào phía trong. Tác động song song, đồng thời này sẽ đưa 2 hàm khớp và nhau, tạo ra nụ cười đẹp tự nhiên.

Niềng răng có thể điều trị cho cả móm do răng và móm do xương. Tuy nhiên, hiệu quả trong mỗi trường hợp không hề giống nhau.

+ Móm do răng: Niềng răng điều trị móm do răng hiệu quả với thời gian điều trị ngắn và kết quả ổn định.

+ Móm do xương: Niềng răng cũng có thể cải thiện tình trạng móm do xương. Tuy nhiên, giới hạn tiến lùi hàm dưới của nó chỉ là 4mm nên chỉ phù hợp với các trường hợp hàm móm nhẹ.

Ngoài ra, với người trưởng thành thì nha sĩ cũng có thể khắc phục hàm móm bằng việc sử dụng các khí cụ như facemask, twinblock… nhằm mục đích định hướng phát triển xương hàm. Cuối cùng, nếu trường hợp nặng hơn có thể phẫu thuật cắt hàm.

Răng móm có đang khiến bạn cảm thấy mất tự tin? Nếu có thì đừng để tình trạng này khiến bạn phiền lòng. Theo các bác sĩ và chuyên gia nha khoa, điều trị móm sẽ cho hiệu quả cao nhất nếu thực hiện sớm. Chính vì thế, đừng ngần ngại mà hãy tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tin, chất lượng như Nha Khoa Quốc Tế. Đến đây, bạn sẽ được những bác sĩ giỏi, tay nghề cao, kinh nghiệm điều trị móm dồi dào tư vấn chi tiết để có được nụ cười đẹp nhất!

1800 0040