HẬU QUẢ CÓ THỂ GẶP PHẢI KHI LÀM CẦU RĂNG SỨ

Trong số những phương pháp làm răng giả đang được áp dụng hiện nay, làm cầu răng sứ được nhắc đến với đủ ưu cũng như nhược điểm. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, so với trồng răng implant thì phương pháp này bộc lộ khá nhiều nhược điểm khó lòng khắc phục. Đặc biệt, nếu làm răng tại những địa chỉ không uy tín thì bạn thậm chí còn đang rước hoạ vào thân.

Cầu răng sứ có thật sự hiệu quả? 5 rủi ro có thể xuất hiện khi làm cầu răng sứ

Sở dĩ được gọi là cầu răng sứ là bởi phương pháp này sử dụng 2 chiếc răng thật đã được mài nhỏ để làm trụ cầu gánh đỡ cho răng giả được lắp chính giữa. Như vậy, nếu chọn phương pháp này thì cũng có nghĩa là bạn sẽ chấp nhận để cho nha sĩ mài nhỏ ít nhất 2 chiếc răng thật nằm bên cạnh chiếc răng đã mất. Cách làm trên không thật sự tối ưu và hợp lý bởi nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với sức khoẻ.

Cầu răng sứ gây ê buốt kéo dài

Một trong những vấn đề phổ biến nhất sau khi làm cầu răng sứ chính là tình trạng ê buốt. Ê buốt được coi là biến chứng phổ biến và dễ gặp nhất khi làm cầu răng sứ. Tình trạng này có thể tiếp diễn qua nhiều ngày, nhiều tuần thậm chí là ngày càng nặng hơn sau một thời gian dài. Đặc biệt, đau nhức, ê buốt sẽ càng gia tăng nếu bạn ăn hoặc uống những món nóng, lạnh.

Sở dĩ đa số người làm cầu răng sứ đều phải trải qua tình trạng ê buốt là bởi quá trình mài răng đã gần như phá huỷ hết lớp men tự nhiên phía ngoài bảo vệ ngà và tuỷ. Trong tình trạng đó, ngay cả những chiếc răng có kích thước lớn nhất cũng khó có thể hoạt động bình thường. Ê buốt, khó chịu chắc chắn sẽ xảy ra nếu bạn làm răng sứ. Không những thế, tình trạng này còn dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Cầu răng sứ có thể gây chết tủy răng

Nguy hại thứ hai có thể xảy ra đối với người làm cầu răng sứ chính là chết tuỷ. Biểu hiện của tình trạng này là tình trạng đau nhức, sưng lợi tại khu vực cầu răng cũng như toàn bộ hàm răng. Tình trạng này xuất hiện do lớp men răng bị mài hỏng cộng thêm tải lực do quá trình nhai sinh ra quá lớn. Tất cả khiến cho trụ răng ban đầu bị mài mòn, phá huỷ và chết đi.

Chết tuỷ diễn ra dần dần trong 3 – 5 năm sau khi làm cầu răng sứ hoặc hơn. Khi được phát hiện thì tình trạng này thường đã trở nên nghiêm trọng. Chính vì thế mà trước khi quyết định có nên làm cầu răng sứ hay không thì bạn cần nắm rõ nguy cơ này. Theo tư vấn từ chuyên gia, tốt nhất không nên làm cầu răng sứ mà thay vào hãy chọn những phương pháp mới hiện đại hơn như trồng răng implant.

Cầu răng sứ làm răng trụ lung lay và rụng

Ngoài ê buốt, chết tuỷ, cầu răng sứ còn có thể khiến răng trụ lung lay thậm chí là rụng. Đó gần như là cái đích cuối cùng của tất cả những ai chọn phương pháp này.

Lí do là bởi răng trụ trong phương pháp này là răng thật được mài ra, những chiếc răng này không còn nguyên vẹn, chúng vừa bé, vừa phải chịu thêm tải trọng nhai cho răng đã mất. Không những thế, một khi răng đã trở nên nhỏ hơn thì vụn thức ăn rất dễ bám vào gây viêm lợi sưng đau quanh năm. Về lâu ngày, chúng rất dễ bị yếu đi, rão chân, lung lay và rụng hoàn toàn.

Lung lay, rụng răng làm trụ được coi là tai biến tất yếu, chắc chắn sẽ xảy ra khi làm cầu răng sứ. Nó được rất nhiều nha sĩ tư vấn và cảnh báo. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ xuất hiện sau 5 – 15 năm làm răng nên rất nhiều người xem nhẹ, không quan tâm đến lưu ý này.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các răng trụ bị mài bé gây tổn thương, mặt khác chúng còn phải chịu thêm tải trọng nhai cho răng mất, mặt khác nhịp cầu khiến thức ăn chui vào không thể vệ sinh, dẫn tới viêm lợi, viêm quanh răng càng làm yếu thêm răng trụ.

Cầu răng sứ gia tăng nguy cơ sâu răng trụ

Trong trường hợp nhẹ hơn hoặc diễn ra sớm hơn, răng trụ của bạn có thể bị sâu, hỏng trong thời gian ngắn sau khi làm cầu răng sứ. Đó là hậu quả rất dễ xảy ra nếu 1 chiếc răng bị mất men, phải chịu thêm lực và khó vệ sinh sạch sẽ như răng trụ được dùng làm cầu răng sứ.

Hôi miệng do làm cầu răng sứ

Hậu quả cuối cùng được nhắc đến hôm nay chính là hôi miệng. Tuy không nghiêm trọng như các biến chứng đã được nhắc đến trước đó nhưng nó cũng gây ra vô số bất tiện. Hôi miệng do làm cầu răng sứ sinh ra do nhịp cầu bắc qua các răng đã tạo ra khoảng trống khiến thức ăn giắt lại. Nơi đây trở thành ổ vi khuẩn rất khó loại bỏ gây hôi miệng và vô số tình trạng khác.

Ngoài ra, cầu răng sứ còn có thể gây tụt gai lợi, tiêu xương hàm và nhiều biến chứng khó lường khác. Chính vì thế, tại thời điểm hiện tại, tốt nhất bạn không nên làm răng giả theo phương pháp này mà hãy ưu tiên các phương pháp bảo toàn hoàn toàn răng thật lành lặn như trồng răng implant. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật cấy ghép implant qua các nội dung được đăng tải trên website này.

Đặc biệt, để lắng nghe tư vấn trực tiếp, hãy nhắn tin hoặc liên hệ với chúng tôi, Nha Khoa Quốc Tế luôn sẵn sàng đem đến cho bạn những lựa chọn chất lượng nhất cho hàm răng của mình.

1800 0040