Những hiểu lầm về niềng răng không phải ai cũng biết

Bạn nghĩ sao về việc niềng răng? Bạn có nghĩ rằng đó là 1 lựa chọn vừa đau ví cũng như đau … miệng? Có 1 sự thật rằng: Niềng răng không hề quá đắt đỏ đồng thời cũng không hề bất tiện như nhiều người lầm tưởng. Không những thế, phương thức chỉnh nha này còn mang trong mình không ít hiểu nhầm mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế giải mã những sự thật đó trong nội dung sau đây bạn nhé!

Hiểu lầm số 1: Niềng răng gây đau buốt kinh khủng

Theo mô tả và suy nghĩ của nhiều người, niềng răng là nguyên nhân của những cơn đau nhức, ê buốt không có hồi kết. Tuy nhiên, điều này không hề chính xác. Thực tế là niềng răng có gây đau, căng tức và ê buốt bởi khí cụ chỉnh nha sẽ tác động vào các răng đã mọc khá chắc và điều chỉnh tình trạng mọc lệch, móm, hô … Niềng răng có thể gây đau và khó chịu nhưng không hề tồi tệ và kinh khủng.

Ê buốt khi niềng răng

Thông thường, bạn sẽ trải qua cảm giác ê đau khác nhau theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

– Đặt thun tách kẽ: Bạn sẽ cảm thấy hơi ê đau và hơi cộm nhẹ khi ăn nhai, cảm giác này khá giống với việc bị mắc, vướng thức ăn trong miệng. Tình trạng này diễn ra trong khoảng 1 tuần, sau khi thun được tháo ra thì tình trạng này sẽ không còn.

– Khi mang khí cụ: 3 – 7 ngày đầu sau khi mang khí cụ, bạn thường sẽ cảm thấy đau lưỡi khi nuốt hoặc nói chuyện.

– Mới gắn mắc cài: Khi mới gắn mắc cài, vì chưa quen nên lưỡi, má và nướu sẽ cảm thấy vướng víu và khó chịu khi chạm phải các dụng cụ.

– Tăng lực siết của dây cung: 3 – 5 ngày sau khi tăng lực siết ở dây cung hoặc thay dây cung, bạn sẽ cảm thấy ê răng nhưng cảm giác này sẽ dần dần giảm nhẹ.

Tất nhiên, cảm giác đau do niềng răng còn phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng và ngưỡng chịu đau của từng người. Nếu ngưỡng chịu đau của bạn khá thấp thì niềng răng vẫn có thể khiến bạn đau ê kinh khủng. Tuy nhiên, những điều đó thường chỉ là thiểu số, rất ít khi xảy ra.

Hiểu lầm số 2: Niềng răng gây hóp má

Hiểu lầm thứ 2 chính là việc cho rằng niềng răng có thể khiến má hóp lại. Sự thật rằng việc 2 má của bạn bị hóp lại sau 1 thời gian niềng răng thường là do sụt cân do cảm giác đau và việc hạn chế trong ăn uống.

Lúc này, bạn không nên quá lo lắng. Thông thường, sau 1 tháng đầu niềng răng cũng như 1 – 3 ngày sau tái khám tăng lực siết, bạn sẽ dần thích nghi, ăn uống tốt hơn và dần cảm thấy má và gương mặt bình thường, đầy đặn lên.

Hiểu lầm số 3: Niềng răng ảnh hưởng đến thần kinh

Một hiểu lầm tai hại khác là cho rằng niềng răng ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Điều này là hoàn toàn không có căn cứ. Lí do là bởi niềng răng chỉ đơn thuần dùng các khí cụ niềng răng để tạo ra lực được tính toán vừa đủ tác động lên cung hàm nhằm di chuyển răng theo hướng mong muốn.

Về cơ bản, lực này rất nhẹ và cần thời gian dài mới có thể thành công di chuyển và đưa răng vào vị trí hợp lý. Chính vì thế mà niềng răng không thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh bởi chúng nằm sâu bên dưới chân răng.

Ngoài ra, lưu ý rằng: Trước khi niềng răng, bác sĩ chắc chắn sẽ yêu cầu chụp phim X-quang. Thông qua hình ảnh, việc đánh giá, cân nhắc có nên nhổ răng hoặc chỉnh nha hay không đã được đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng. Chính vì thế, nếu niềng răng tại các địa chỉ uy tín và có tiếng như Nha Khoa Quốc Tế thì gần như chắc chắn rằng công việc này sẽ không ảnh hưởng đến dây thần kinh.

Hiểu lầm số 4: Niềng răng làm giảm tuổi thọ

Sang đến vấn đề tuổi thọ của người niềng răng. Hiện nay, không có bất cứ bằng chứng hay nghiên cứu khoa học cho thấy điều này. Đó là hoàn toàn hợp lý bởi niềng răng chỉ đơn thuần tác động 1 lực nhỏ và phù hợp vào các răng trên cung hàm và không hề gây nguy hại hay ảnh hưởng lớn đến các bộ phận khác. Chính vì thế, chẳng có lí do gì có thể khiến người niềng răng bị giảm tuổi thọ.

Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi bạn chỉnh nha tại các địa chỉ uy tín. Như vậy, nếu niềng răng tại các phòng khám nha khoa kém chất lượng, không đảm bảo kỹ thuật cũng như vệ sinh thì quá trình này có thể gây tụt nướu, chết tủy , suy giảm chức năng ăn nhai, khiến răng lung lay và rụng sớm…

Hiểu lầm số 5: Niềng răng gây sụt cân

Cuối cùng là tình trạng sụt cân khi niềng răng. Điều này có thể xảy ra nếu bạn ăn ít, ăn không đủ chất trong quá trình này. Tuy nhiên, không khó để hạn chế và khắc phục điều này.

Cụ thể, để ăn và nhai thoải mái, hấp thụ thức ăn tốt hơn, trong quá trình niềng răng, bạn nên tránh ăn các thực phẩm dai, cứng; chú ý cắt nhỏ và chế biến kỹ thức ăn. Thêm vào đó, đừng quên xây dựng cho mình 1 chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng và hợp lý, chỉ cần như vậy là sức khoẻ, cân nặng của bạn vẫn được đảm bảo, duy trì.

Ngoài 5 hiểu lầm trên, niềng răng còn bị gắn mác đắt đỏ, tốn kém và nhiều đánh giá tiêu cực khác. Sự thật rằng phương pháp này thật sự cần thiết và xứng đáng. Bạn muốn hưởng hiệu quả tốt nhất từ quá trình này? Vấn đề quan trọng nhất ở đây là chọn được địa chỉ uy tín, chất lượng để tiến hành chỉnh nha. Chỉ cần thực hiện được điều đó thì chắc chắn mọi hiểu lầm, thắc mắc, băn khoăn đều sẽ không còn.

1800 0040